Thứ sáu, 18 Tháng 1 2013 11:34

Nam Bộ và nghiên cứu KHXH&NV NB

  • KHU VỰC NAM BỘ VÀ TÌNH HÌNH
    NGHIÊN CỨU KHXH&NV NAM BỘ

  • GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm

  • (ĐH KHXH-NV, Đại học Quốc gia Tp. HCM)

Trích từ: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (chủ nhiệm đề án). Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005-2010 (Đề án nghiên cứu khoa học trọng điểm của Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh trong lĩnh vực KHXH-NV 2005-2010), Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2005.


Mục lục:

1. Nam Bộ nhìn trong không gian

2. Nam Bộ nhìn trong thời gian. Vấn đề tên gọi

3. Nam Bộ nhìn từ con người

4. Nam Bộ: tình hình nghiên cứu

5. PHỤ LỤC I: Xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộ

6. PHỤ LỤC II: Số liệu tổng hợp của hai vùng Đông và Tây Nam Bộ so sánh với 8 vùng trong toàn quốc

7. Tài liệu nghiên cứu Nam Bộ. 

1. Nam Bộ nhìn trong không gian

Không gian khu vực Nam Bộ phân chia rõ rệt thành hai tiểu vùng là miền Đông và miền Tây.
1.1. Miền Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, với diện tích 23.545 km2, chiếm hơn 7,15% diện tích cả nước.
Đông Nam Bộ nằm trên vùng bình nguyên và đồng bằng, là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, phía nam (nơi thấp nhất) có độ cao trung bình 20-200m. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất là dầu khí với trữ lượng lớn. Trên đất liền có các loại đá ốp-lát, sét gạch ngói, cát thuỷ tinh, cao lanh, titan, puzlan. Địa hình này rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ bản và phát triển công nghiệp.
Phần lớn đất có chất lượng tốt (đó là đất nâu đỏ và nâu vàng trên nền bazan và đất xám trên nền phù sa cổ). Thuộc vùng khí hậu tương đối điều hoà, ít thay đổi, ít có thiên tai; lượng mưa dồi dào, trung bình khoảng 1.500-2.000 mm/năm. Đất này rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.
Với sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba ở Việt Nam có trữ lượng nước đủ cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cho cả vùng; trữ lượng thuỷ điện có khả năng cung cấp hàng năm gần 10 tỷ KWh. Với đường bờ biển dài gần 100m với nhiều ngư trường lớn và bãi biển đẹp, vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng thuỷ sản và tiềm năng du lịch rất phong phú [Lê Thông (Cb) 2004: 507-512].
1.2. Miền Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, và Kiên Giang. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.717,3 km2, chiếm 12% diện tích cả nước. Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng châu thổ do sông Cửu Long (Mê-kông) tạo nên, với độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ là 3-5m, độ dốc trung bình là 1 cm/km. Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới (trong đó đất phù sa chiếm 29,7% diện tích toàn vùng, đất phèn chiếm 40%, đất mặn chiếm 16,7%, đất xám và các loại đất khác chiếm 13.6%), là vùng cây ăn trái nhiệt đới, vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước.
Miền Tây Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24-270C; lượng mưa trung bình từ 1.700-2.000 mm/năm. Ở đây có hệ thống kênh rạch dày đặc, tổng lượng nước trong năm của hệ thống sông Cửu Long là 500 tỷ m3, rất thuận tiện cho giao thông đường thuỷ và cho nuôi trồng thuỷ sản. Cùng bờ biển dài trên 736 km2 với nhiều đảo và quần đảo, Tây Nam Bộ trở thành vùng thuỷ sản lớn nhất nước, có hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước. Đây là vùng tận cùng phía tây nam của Việt Nam, tiếp giáp với biển của các nước Đông Nam Á (Singapor, Thái Lan, Malaisia, Philipine, Indonesia), nằm trong khu vực có nhiều đường giao thông hàng hải quốc tế quan trọng, nối Nam Á với Đông Á, châu Úc và các quần đảo trong Thái Bình Dương [Lê Thông (cb) 2004: 533-539].
1.3. Tóm lại, nhìn trong không gian thì Nam Bộ có những đặc điểm liên quan đến các vấn đề khoa học xã hội và nhân văn như sau:

BÌNH DIỆN ĐÔNG NAM BỘ TÂY NAM BỘ
Địa hình & tài nguyên Cao & dầu khí:phù hợp cho xây dựng cơ bản và phát triển công nghiệp Thấp & đồng bằng châu thổ:phù hợp cho phát triển nông nghiệp
Đất đai & khí hậu Đất nâu, khí hậu điều hoà:thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp Đất phù sa, mưa nhiều:thuận lợi cho trồng cây ăn trái và sản xuất lương thực
Thiên nhiên & bờ biển Có nhiều ngư trường lớn và bãi biển đẹp:tiềm năng thuỷ sản và du lịch biển Kênh rạch, vùng ngập mặn, biển:Tiềm năng thuỷ sản và du lịch sinh thái


2. Nam Bộ nhìn trong thời gian. Vấn đề tên gọi

2.1. Nói về Nam Bộ, người ta thường nghĩ ngay rằng đây là một vùng đất mới với lịch sử 300 năm. Song tầm nhìn khoa học xã hội và nhân văn không thể dừng ở cái mốc lịch sử 300 năm này mà phải vượt qua nó, bao quát cả toàn bộ lịch sử của vùng đất.
Cách ngày nay 4-5.000 năm, ở vùng đất cao là miền Đông Nam Bộ đã có con người cư trú, tạo nên nền văn hoá Đồng Nai. Cuộc khai quật ở Cầu Sắt (Xuân Lộc, Đồng Nai) năm 1976 cho thấy từng có một nền văn hoá đá mới, gốm tồn tại ở đây cách nay khoảng 5.000 năm. Một nền văn hoá đồng cách nay khoảng 4.000-3.000 năm được tìm thấy ở di chỉ núi Gốm, ở Hàng Gòn (Xuân Lộc, Đồng Nai) và Dốc Chùa (Tân Uyên, Sông Bé). Ở miền Đông Nam Bộ số lượng các di tích có thể tính được trên 150 địa điểm, trong đó ở lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông có mật độ các di tích cư trú dày đặc [TTNC KCH 1997; Viện BTLS 1998].
Muộn hơn một chút, vùng đất thấp hơn ở miền Tây Nam Bộ cũng đã được chinh phục. Từ thế kỷ II đến thế kỷ VII sau công nguyên, một nền văn hoá Óc Eo (lấy theo tên di chỉ Óc Eo ở chân núi Ba Thê, An Giang) đã phát triển rực rỡ ở đây, trải dài trên một địa bàn rộng lớn từ miền Tây đến miền Đông và vùng duyên hải. Ở đây từng có hoạt động nông nghiệp và giao thông đường thuỷ rất phát triển: di tích hệ thống trên 30 sông đào tỏa khắp miền tây sông Hậu, sông dài nhất tới 80km, di tích Đá Nổi (Kiên Giang) là điểm tụ của 11 sông đào tạo thành một hệ thống hình nan hoa.
Sau khi nền văn hoá Óc Eo lụi tàn và vương quốc Phù Nam suy vong vào cuối tk. VII, khu vực Nam Bộ bước vào thời kỳ suy thoái: Từ tk 6 Phù Nam bị Chân Lạp (vốn là một thuộc quốc của Phù Nam, ở phía nam Lào hiện nay) thôn tính.
Và cho đến tk XV, khu vực Nam Bộ trở thành vùng đệm của những cuộc tranh chấp liên miên:
Cuối tk. VII - đầu VIII, tranh chấp Thuỷ Chân Lạp - Lục Chân Lạp: các cộng đồng dòng dõi Phù Nam do các quý tộc Phù Nam đứng đầu tại vùng Nam Bộ đã liên minh lại tạo thành Thuỷ Chân Lạp để đối lập với Lục Chân Lạp. Như vậy, Thuỷ Chân Lạp là Phù Nam bị Chân Lạp đô hộ.
Tk. VIII-IX, tranh chấp Java - Chân Lạp: triều đại Salendra (Vua Núi - truyền thống Phù Nam) thuộc vương quốc Srivijaya ở Java (hình thành từ cuối tk. VII sau khi Phù Nam tan rã) đánh vào Chân Lạp, Chămpa, Giao Châu; Chân Lạp gần như trở thành thuộc quốc của Srivijaya. Đầu tk IX (năm 802), lợi dụng sự suy thoái của triều đại Salendra, hoàng tử Chân Lạp Jajavarman II thuộc dòng dõi Phù Nam, sống lưu vong tại Java, trở về giải phóng và thống nhất Thuỷ và Lục Chân Lạp, lập nên vương triều Ăng Co.
Tk. XII-XIII, tranh chấp Ăng Co với Champa & Chân Lạp. Từ 1145-1149, Ăng Co chiếm đóng một phần Champa. Ăng Co đạt đỉnh cao vào tk XII (xây dựng Ăng Co Vat) rồi suy thoái. Năm 1177, Champa tiến vào chiếm đóng Ăng Co. Đầu tk. XIII, Chân Lạp lại phục hồi, tái chiếm Champa đến 1220 mới rút.
Tk. XIV, tranh chấp Thái - Chân Lạp. Giữa tk XIII, khi bị Mông Cổ tấn công, nước Nam Chiếu của người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công bị tan rã, người Thái chạy xuống sống ở lưu vực sông Mê Nam. Cuối tk XIII dần dần hình thành một loạt quốc gia Thái trên địa bàn này: Vương quốc Lan Na ở miền Bắc (1296); vương quốc Sukhothay ở miền Trung. Cuối tk XIII, Sukhothay trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực, thống trị Miến Điện, tk. XIV xâm lăng Chân Lạp; đất đai Chân Lạp bị thu hẹp một cách đáng kể.
Những cuộc tranh chấp liên miên đã khiến cho khu vực Nam Bộ, với tư cách là vùng đệm, trở thành kiệt quệ. Là vùng đệm, bởi vậy trong những giai đoạn hưng thịnh ngắn ngủi, nó do xa trung tâm nên không được hưởng. Nhưng là vùng đệm, nó vẫn phải hứng chịu gánh nặng của chiến tranh, cướp bóc, và đóng góp, cung tiến người vật cho trung tâm (Ăng Co, Chân Lạp). Kết quả là dân cư dòng dõi Phù Nam gốc đã phiêu bạt di tản tới những vùng yên ổn hơn, khiến cho vùng này dần dần trở thành hoang vắng.
Đó là tình trạng mà vào tk 13, khi sứ thần nhà Nguyên là Châu Đạt Quan trên đường tới kinh đô Angkor đã thấy: "Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào". Đó cũng là tình trạng mà lưu dân người Việt đã thấy khi tới đây: Đồng Nai xứ sở lạ lùng, Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um.
Tk. 15-16 phương Tây bắt đầu nhòm ngó Đông Nam Á. Từ cuối tk 16, người Việt đã đến khai phá lập nghiệp, lập nên những thôn ấp người Việt từ Bà Rịa tới Đồng Nai, Sài Gòn, tới tận Phnôm-pênh. Tk.17, tại vùng Sài Gòn nay có 2 thị trấn nhỏ Prei Nokor (= Sài Gòn = Chợ Lớn nay) và Kas Krobey (= Bến Nghé = Sài Gòn nay) thuộc Chân Lạp [Trần Văn Giàu và nnk (cb) 1987: 119, 135]. Năm 1623, chúa Sãi viết thư cho vua Chân Lạp mượn hai thị trấn này để đặt các thương điếm và được vua Chân Lạp, sau khi hỏi ý kiến các đại thần, gửi quốc thư thông báo chấp thuận [Trần Văn Giàu và nnk (cb) 1987: 118-19, 146-47]. Từ đó, lưu dân Việt đến vùng này ngày càng đông hơn, mở đầu cho một giai đoạn mới.
2.2. Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Định. Đó là tên gọi đầu tiên chỉ chung cả khu vực Nam Bộ. Từ đó đến nay, vùng đất Nam Bộ trong lịch sử đã từng có rất nhiều tên gọi, tên gọi chung cho toàn khu vực và tên gọi riêng cho từng địa phương trong đó.
Năm 1802, vua Gia Long đổi phủ thành trấn. Đến năm 1808, chia nước làm ba khu vực hành chánh lớn: khu vực phía ngoài là Bắc thành, khu vực giữa (miền Trung) là kinh đô Huế, khu vực phía trong là Gia Định thành. Gia Định thành gồm năm trấn là Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Đứng đầu là tổng trấn Lê Văn Duyệt.
Năm 1832, Lê Văn Duyệt tạ thế; vua Minh Mạng bỏ chức tổng trấn, xóa tên "Gia Định thành", đổi trấn thành tỉnh, 5 trấn được chia lại thành 6 tỉnh là Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Năm 1834, Minh Mạng đổi tên gọi ba khu vực của đất nước thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ. Nam Kỳ có sáu tỉnh nên tên gọi "Nam Kỳ Lục tỉnh" hình thành từ đây đã trở thành một tên gọi đầy ấn tượng hằn sâu trong lòng mọi người. Năm 1835, tỉnh Phiên An đổi tên thành tỉnh Gia Định.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm trọn Nam Kỳ, giữ lại tên gọi chung này, nhưng xoá bỏ cách phân chia hành chính của triều Nguyễn, tách sáu tỉnh thành nhiều tỉnh nhỏ. Trải qua rất nhiều thay đổi, đến năm 1899 Nam Kỳ bao gồm 21 tỉnh (province) với sự phân chia như sau: Gia Định chia thành 5 tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh, Gò Công. Biên Hoà chia thành 4 tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu (Cap Saint Jacques). Định Tường đổi thành Mỹ Tho. Vĩnh Long chia thành 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh. An Giang chia thành 5 tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ. Hà Tiên chia thành 3 tỉnh Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu.
Sau khi phát xít Nhật lật đổ thực dân Pháp (9-3-1945), tháng 5-1945 báo chí Việt Nam đã dùng tên gọi Nam Bộ thay cho Nam Kỳ để nhấn mạnh rằng Nam Bộ là một phần của đất nước ở phía Nam (bộ = một phần của toàn thể).
Khi thực dân Pháp trở lại Nam Bộ, do muốn tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, nên họ đã sử dụng lại tên gọi Nam Kỳ và "đẻ" ra "Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ Tự trị" với ba đời "thủ tướng": Nguyễn Văn Thinh (1.6.1946 - 9.11.1946); Lê Văn Hoạch (15.11.1946 - 29.9.1947) và Nguyễn Văn Xuân (1.10.1947 - 19.5.1948).
Thông qua "Chính phủ" do Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng và Bảo Đại làm "quốc trưởng", từ 1948 thực dân Pháp chia Việt Nam làm Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần. Đến 1949 thì đổi thành Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt.
Từ sau hiệp định Genève (1954), từ vĩ tuyến 17 trở ra là miền Bắc; từ vĩ tuyến 17 trở vào là miền Nam, bao gồm Nam Bộ và một phần phía nam của Trung Bộ trước kia. Đó là khái niệm "miền Nam" và "miền Bắc" theo nghĩa rộng; bên cạnh đó, vẫn song hành khái niệm "miền Nam" và "miền Bắc" theo nghĩa hẹp: khi nói "ba miền Bắc-Trung-Nam" thì miền Nam là Nam Bộ; miền Trung là Trung Bộ và miền Bắc là Bắc Bộ.
Trong khi đó thì từ năm 1956, với sắc lệnh 144a/TTP, chính quyền Sài Gòn đổi các tên gọi Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt (1949) trở lại thành Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần như thời Nguyễn Văn Xuân (1948) [Lê Anh Dũng 1996: 26-31]. Tuy nhiên do thói quen nên trong thực tế trên các sách báo xuất bản ở Sài Gòn trước năm 1975, ta vẫn có thể gặp tên gọi "Nam Việt" với hai nghĩa: thứ nhất là "Nam Việt" = "miền Nam" theo nghĩa rộng, thứ hai là "Nam Việt" = Nam Bộ.
Sau giải phóng 30-4-1975, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tên gọi "miền Nam" ít dùng dần: "Miền Nam" theo nghĩa rộng được đổi thành "các tỉnh phía Nam", còn "miền Nam" theo nghĩa hẹp thì được gọi là Nam Bộ.
Như vậy, khi sử dụng tài liệu nghiên cứu thuộc các giai đoạn khác nhau, cần chú ý để tránh lẫn lộn trong việc đồng nhất giữa tên gọi và khái niệm.
2.3. Tóm lại, nhìn trong thời gian thì Nam Bộ có những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn chủ yếu cần tiếp tục làm sáng tỏ như sau:

GIAI ĐOẠN ĐG N.BỘ TÂY NAM BỘ
Cổ trung đại Văn hoá Đồng Nai Văn hoá Óc Eo - Phù Nam. Thuỷ Chân Lạp và quan hệ của nó với Lục CLạp.
Cận đại Ảnh hưởng của văn hoá Pháp & phương Tây và sự tiếp biến của văn hoá - xã hội Nam Bộ.
Hiện đại Ảnh hưởng của văn hoá Mỹ & phương Tây. Những vấn đề KHXH-NV Nam Bộ trước và sau 1975.

3. Nam Bộ nhìn từ con người

3.1. Chủ nhân nền văn hóa Óc Eo là cư dân Phù Nam, chủ yếu là người Indonesien. Theo sách Tấn thư thì những người này "đen và xấu xí, tóc quăn, ở trần, đi đất, tính tình mộc mạc, thẳng thắn, không trộm cắp". Ngoài ra còn có người Môn, Mã lai, Ấn Độ, Trung Á [Nguyễn Công Bình và nnk 1990: 171, 174]. Người Phù Nam vẫn tiếp tục sống ở vùng đất này dưới thời Chân Lạp: họ chính là người Thuỷ Chân Lạp, đối lập với người Lục Chân Lạp.
Từ cuối tk XVI, người Việt từ khắp mọi miền đất nước, xuất thân từ đủ mọi ngành nghề đã đến Nam Bộ khai phá lập nghiệp. Họ cùng với người Khmer, người Hoa và các dân tộc anh em khác trở thành chủ nhân của vùng đất này. Các dân tộc ở xen lẫn nhau mà vẫn thừa nhận và tôn trọng phong tục tập quán của nhau. Lưu dân người Hoa thì phần lớn cũng đều là những tầng lớp dưới của xã hội (mang văn hóa bình dân), lại gốc chủ yếu từ các tỉnh ven biển phía nam Trung Hoa nên dễ hòa nhập với văn hóa truyền thống Việt.
Những người bỏ quê hương ra đi là đã chấp nhận cuộc sống đầy biến động, từ bỏ cuộc sống khép kín trong các luỹ tre làng, họ ở trong những làng xóm mở (không có luỹ tre, cánh cổng), không tụ lại mà tản ra dọc theo những con kênh, con lộ để tiện làm ăn, tạo nên một tính cách văn hóa đặc biệt Nam Bộ.
3.2. Hiện nay dân số vùng Đông Nam Bộ là 10,9 triệu người. Vùng này có mức tăng dân số cơ học cao (bình quân 2-2,4%/năm). Mật độ dân số trung bình ở Đông Nam Bộ là 465 người/km2, tập trung cao ở các đô thị và các khu công nghiệp (riêng Tp. Hồ Chí Minh là 2.615 người/km2).
Hệ thống đô thị của vùng gồm 3 thành phố là Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, và 4 thị xã là Đồng Xoài, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa cùng 40 thị trấn. Tỷ lệ dân số đô thị miền Đông Nam Bộ là 25% (ở các vùng khác trong cả nước, tỷ lệ này dao động trong khoảng trên dưới 20%, chẳng hạn ở đồng bằng sông Hồng là 21%). Riêng ở 7 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỷ lệ dân số đô thị đạt tới 51% với tốc độ gia tăng là 4-6%/năm.
Dân số nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ nữ ở Đông Nam Bộ là 51,1%, ở Tp. Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 51,9% (trong khi toàn quốc là 50,8%). Tỷ lệ dân số biết chữ ở độ tuổi từ 15 trở lên là 98%.
Đông Nam Bộ là địa bàn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 7 tỉnh, thành phố là Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bình Phước với hạt nhân là tam giác "Tp. Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu". Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Bộ trong những năm 90 khoảng 11-12% (cả nước là 8,2%). Tỷ trọng GDP của vùng so với cả nước vào năm 2002 là 36,6%. Cơ cấu kinh tế của vùng đang tiếp tục dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, thuỷ sản và tăng tỷ trọng công nghiệp (tỷ trọng công nghiệp tăng từ 37,5% năm 1990 lên 59,2% vào năm 2002). Đến tháng 11-2003 trên toàn vùng đã có 43 khu công nghiệp có quyết định thành lập [Lê Thông (cb) 2004: 512-530].
3.3. Vùng Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) vào năm 2002 có dân số khoảng 16,7 triệu người, chiếm 21% dân số cả nước, với mật độ trung bình 421 người/km2 (mật độ trung bình cả nước là 242 người/km2), tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên là 2,3%. Tây Nam Bộ có cơ cấu dân số rất trẻ: 53% dưới 20 tuổi, 24,3% từ 20-34 tuổi, chỉ có 22,7% từ 35 tuổi trở lên. Phụ nữ ở đây chiếm tỷ lệ còn cao hơn cả miền Đông (52,6%). Về thành phần dân tộc, chủ yếu là người Việt (Kinh), người Khmer chiếm 6,1%, người Hoa chiếm 1,7%, các dân tộc còn lại chiếm 0,2%. Đây là vùng có truyền thống tôn giáo rất phong phú và đa dạng.
Vùng Tây Nam Bộ có mức đô thị hoá thấp. Cả vùng có 5 thành phố (Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau, Cao Lãnh), 13 thị xã và 109 thị trấn. Trung bình cứ 414 km2 mới có một điểm đô thị. Đô thị gọi là lớn ở vùng này chỉ bằng hoặc thậm chí nhỏ hơn đô thị loại hai ở miền Đông (như Biên Hoà). Cần Thơ chỉ có 34 vạn dân; Long Xuyên 26,2 vạn; Mỹ Tho và Cà Mau khoảng 17-18 vạn. Tỷ lệ dân số nội thị là 16%, cao nhất là Cần Thơ cũng chỉ có 41% [Lê Thông (cb) 2004: 541-543].
3.4. Dưới đây là bảng xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộ theo chỉ số phát triển con người HDI (số liệu năm 1999; trích từ [Báo cáo 2001: 118, 134]):

Stt

Tỉnh /
thành phố

Xếp hạng HDItoàn quốc

Chỉ số HDI(phát triển con người)

GDP bình quân đầu người (PPP [1], USD)

Chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội)

Tuổi thọ (năm)

Tỷ lệ nhập học của các cấpgiáo dục (%)

Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%)

Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân)

1

Bà Rịa - VT

1

0,749

14470

0,58

74,3

70,5

92,6

1310

2

Tp. HCM

3

0,796

5209

0,66

75,7

77,1

94,0

3531

3

Bình Dương

6

0,726

2589

0,54

71,8

71,6

92,4

1174

4

Đồng Nai

7

0,714

2180

0,51

71,5

71,1

92,5

961

5

Vĩnh Long

13

0,695

1506

0,45

73,3

68,3

90,1

556

6

Long An

16

0,686

1589

0,46

72,2

61,4

90,9

488

7

Tiền Giang

18

0,684

1461

0,45

72,5

62,4

90,8

439

8

Cà Mau

20

0,680

1619

0,46

71,1

56,4

92,2

386

9

Kiên Giang

21

0,678

1660

0,47

72,1

57,6

88,4

391

10

Cần Thơ

24

0,670

1577

0,46

70,8

60,2

87,9

884

11

Bến Tre

27

0,668

1410

0,44

70,0

64,2

89,7

449

12

Tây Ninh

28

0,666

1376

0,44

70,3

61,9

90,1

728

13

Trà Vinh

36

0,656

1500

0,45

70,0

64,6

82,5

322

14

Sóc Trăng

37

0,654

1443

0,45

69,6

58,6

86,7

205

15

An Giang

38

0,653

1602

0,46

69,8

54,3

85,4

552

16

Bạc Liêu

39

0,649

1325

0,43

69,7

59,0

86,0

456

17

Đồng Tháp

40

0,648

1161

0,41

71,7

55,3

85,7

363

18

Bình Phước

47

0,632

861

0,36

69,7

61,6

88,2

332

 

3.5. Còn dưới đây là số liệu tổng hợp của hai vùng Đông và Tây Nam Bộ so sánh với 8 vùng trong toàn quốc lấy từ [Báo cáo 2001: 119, 135]) được chúng tôi xếp hạng theo Chỉ số phát triển con người (HDI): 

tt

Vùng

Chỉ số HDI(phát triển con người)

Tuổi thọ (năm)

GDP bình quân đầu người (PPP, USD)

Tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục (%)

Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%)

Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân)

1

Đông Nam Bộ

0,751

72,9

3809

69,5

92,1

1910

2

ĐB sông Hồng

0,723

73,7

1616

79,3

94,5

2430

3

D.hải nam T.Bộ

0,676

70,7

1238

72,8

90,6

1045

4

Bắc Trung Bộ

0,662

70,2

939

75,2

91,3

830

5

Tây Nam Bộ

0,669

71,1

1496

59,6

88,1

477

6

Đông Bắc

0,641

68,2

941

70,2

89,3

951

7

Tây Nguyên

0,604

63,5

1102

65,2

83,0

627

8

Tây Bắc

0,564

65,9

695

59,9

73,3

563

 

TB toàn quốc

0,696

70,9

1,860

69,8

90,3

1265

3.6. Tổng hợp lại, thứ hạng của hai vùng Đông và Tây Nam Bộ trong so sánh với 8 vùng của cả nước trên 6 phương diện là như sau (tính toán của chúng tôi - TNT):

Stt

Vùng

GDP bình quân đầu người (PPP, USD)

Tuổi thọ (năm)

Chỉ số HDI (phát triển con người)

Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%)

Số người có trình độ ĐHtrở lên (trên 10 vạn dân)

Tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục (%)

Thứ hạng trung bình

1

ĐB sông Hồng

2

1

2

1

1

1

1,3

2

Đông Nam Bộ

1

2

1

2

2

5

2,2

3

D.hải nam T.Bộ

4

4

3

4

3

3

3,5

4

Bắc Trung Bộ

7

5

4

3

5

2

4,3

5

Đông Bắc

6

6

6

5

4

4

5,2

6

Tây Nam Bộ

3

3

5

6

8

8

5,5

7

Tây Nguyên

5

8

7

7

6

6

6,5

8

Tây Bắc

8

7

8

8

7

7

7,5

 

Như vậy, vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về kinh tế (xét theo GDP bình quân đầu người), bỏ xa vùng đứng thứ hai là đồng bằng sông Hồng (3809 USD/người/năm so với 1616 USD/người/năm), một phần là nhờ thu nhập về dầu khí được tính vào cho Bà Rịa - Vũng Tàu. Và chính điều này này góp phần làm cho Đông Nam Bộ cũng dẫn đầu cả nước luôn về chỉ số phát triển con người (HDI)[2], tuy rằng xét về Tuổi thọ, Tỷ lệ biết chữ của người lớn và Số người có trình độ đại học trở lên thì Đông Nam Bộ đều đứng thứ 2, sau đồng bằng sông Hồng; còn xét về Tỷ lệ nhập học của các cấp, Đông Nam Bộ còn tụt xuống tận hàng thứ 5. Do vậy, xét trung bình theo cả 6 bình diện xã hội - nhân văn này thì Đông Nam Bộ đứng hàng thứ 2, sau đồng bằng sông Hồng.

Còn vùng Tây Nam Bộ xét về kinh tế và sức khoẻ thì có chỉ số khá tốt, đứng hàng thứ ba, chỉ sau Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng (cần lưu ý là đồng bằng sông Hồng bao gồm cả Hà Nội). Nhưng khi xét về Tỷ lệ biết chữ của người lớn thì Tây Nam Bộ tụt xuống thứ 6. Xét về Tỷ lệ nhập học của các cấp và Số người có trình độ đại học trở lên thì Tây Nam Bộ tụt tiếp xuống vị trí cuối cùng (thứ 8). Như vậy, tình hình giáo dục của Tây Nam Bộ là ở mức báo động đỏ. Do vậy, chỉ số phát triển con người (HDI) của Tây Nam Bộ nói chung đứng hàng thứ 5. Xét trung bình theo cả 6 bình diện xã hội - nhân văn thì Đông Nam Bộ đứng hàng thứ 6, chỉ trước có Tây Nguyên và Tây Bắc.

3.7. Trên cơ sở những phân tích trên, có thể thấy rằng xét về phương diện con người thì Nam Bộ có những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục làm sáng tỏ như sau:

a) Các vấn đề phát triển kinh tế ở cả hai miền Đông và Tây Nam Bộ.

b) Vấn đề đô thị hoá ở Nam Bộ nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng.

c) Vấn đề di dân và tổ chức đời sống nhân dân vùng đô thị mới.

d) Những vấn đề dân tộc và tôn giáo.

e) Những vấn đề về đời sống văn hoá, tri thức và giáo dục ở Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng.

f) Vấn đề tính cách, triết lý sống và quan niệm về hệ giá trị của người Nam Bộ. Ảnh hưởng của chúng đối với các vấn đề xã hội - nhân văn.

Với một không gian không đồng nhất giữa hai miền Đông-Tây, với một diễn biến thời gian cực kỳ phức tạp, và với một cộng đồng cư dân đa dạng và đầy biến động của khu vực Nam Bộ như vừa nêu - tất cả những điều ấy nếu không được nghiên cứu kỹ lưỡng về mọi phương diện thì khó mà có thể hiểu được những diễn biến đã, đang và sẽ xảy ra ở khu vực này. Nhất là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ là vô cùng cần thiết, nó là cơ sở cho việc hoạch định những chính sách phát triển vùng này.
Vậy thì tình hình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ đã đạt được những thành tựu gì?
4. Nam Bộ: tình hình nghiên cứu

4.1. Về những thời kỳ xa xôi của văn hoá Đồng Nai và văn hoá Óc Eo, chủ yếu chỉ có khoa khảo cổ học mới có thể cung cấp thông tin cho chúng ta. Bắt đầu từ những phát hiện khảo cổ học của L.Malleret vào năm 1942, ngành khảo cổ học Việt Nam đã có nhiều khám phá. Gần đây, những kết quả này được công bố trong các cuốn: Văn hoá Óc Eo: những khám phá mới của Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải (Hà Nội, NXB KHXH, 1995: 472 tr.); Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam của Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học thuộc Viện KHXH tại Tp. Hồ Chí Minh, nay là Viện nghiên cứu KHXH vùng Nam Bộ (Hà Nội, NXB KHXH, 1997: 601 tr.); Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Tp. Hồ Chí Minh của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam & Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh (Tp.HCM, NXB Trẻ, 1998: 678 tr.).

Vùng đất Thuỷ Chân Lạp (Nam Bộ) đã được miêu tả trong cuốn Chân Lạp phong thổ ký của sứ thần nhà Nguyên Châu Đạt Quan, người mà vào năm 1296 đã đặt chân đến kinh đô Angkor.

Thế kỷ XVIII, cuộc sống của cư dân người Việt ở Nam Bộ được ghi lại trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn.

Năm 1820 Trịnh Hoài Đức, một trong ba nhân vật của nhóm Gia Định tam gia, đã viết cuốn Gia Định thành thông chí, cho ta biết rất nhiều về đất và người nơi đây.

Trong thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đã có khá nhiều công trình của các nhà khoa học xã hội và nhân văn phương Tây nghiên cứu về Nam Bộ. Trong số đó, đóng góp nhiều nhất là các học giả người Pháp, sau đó là Mỹ. Bên cạnh các học giả nước ngoài, các nhà nghiên cứu người Việt cũng có nhiều đóng góp quan trọng, nổi bật có thể kể đến những tên tuổi như Sơn Nam, Nguyễn Hiến Lê, Bình Nguyên Lộc, Toan Ánh, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Đăng Thục, Lê Văn Siêu, Lê Hương, Nguyễn Văn Hầu, v.v. Các công trình nghiên cứu đề cập đến Nam Bộ, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, dưới nhiều góc độ như địa lý, kinh tế, xã hội, tổ chức hành chính, văn hoá, phong tục tập quán, lịch sử, khảo cổ, v.v.

Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay việc nghiên cứu về Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều công trình nghiên cứu quan trọng tiếp tục ra đời. Một số chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp nhà nước về những vấn đề của Nam Bộ hoặc trong đó có những phần liên quan đến khu vực Nam Bộ cũng được thực hiện. Nhiều đề tài cấp sở về các vấn đề khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ trong phạm vi từng địa phương đã được thực hiện ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh trên địa bàn Nam Bộ.

4.2. Lẽ ra, cần phải có một khảo sát toàn diện nhằm lập một danh mục đầy đủ các công trình nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ trên phạm vi toàn quốc được thực hiện ở cả các trung tâm nghiên cứu lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh lẫn các thành phố khác và các tỉnh (đặc biệt là các tỉnh khu vực Nam Bộ) và công bố dưới mọi hình thức (kể cả các sách của các NXB và các cơ quan không phải NXB; các bài báo khoa học ở các tạp chí và các kỷ yếu hội nghị, các luận văn, luận án; các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp còn lưu trữ ở các cơ quan quản lý). Song đây là một công việc lớn mà, với những giới hạn về tài chính và thời gian, đáng tiếc là Ban soạn thảo đề án chưa làm được (việc này ít nhất phải được xem như một đề tài nằm trong khuôn khổ của đề án). Và ở đây, chúng tôi đành phải bằng lòng với những thông tin chưa đầy đủ.

Năm 1981, Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh, nay là Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, đã xuất bản (lưu hành nội bộ) một thư mục khá đầy đủ về đồng bằng sông Cửu Long dày 556 trang [Viện KHXH tại Tp.HCM 1981], tập hợp 1.960 tên sách, luận văn khoa học và bài trong các tạp chí; cùng 803 tên bài báo đăng trên các báo tuần, báo ngày; 1.128 các tư liệu đã công bố và tài liệu văn khố, tổng cộng tất cả là 3.891 tên gọi. Để có khái niệm về tài liệu này, trong phụ lục I của đề án này chúng tôi giới thiệu trang bìa, hướng dẫn sử dụng, phần thư mục chung về những vấn đề khoa học xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và mục lục. Trong nhiều năm, Tạp chí khoa học xã hội của Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) cũng đăng tải rất nhiều bài viết có giá trị nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ.

Ngoài ra, trong số 79 đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước (KX) thực hiện trong giai đoạn 2001-2005, có 3 đề tài liên quan đến các vấn đề KHXH & NV khu vực Nam Bộ. Trong số 42 đề tài độc lập cấp nhà nước giai đoạn 2002-2005[3], có 1 đề tài ĐTĐL-2003/16 về KHXH & NV khu vực Nam Bộ "Nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm tâm lý người Việt ở Nam Bộ và tôn giáo bản địa" do TS. Phạm Bích Hợp chủ trì. Có 54 đề tài khoa học xã hội & nhân văn do Sở KH-CN-MT Tp. Hồ Chí Minh quản lý giai đoạn 1999-2004 đã nghiệm thu[4], qua đó ta có thể hình dung được phần nào về việc nghiên cứu KHXH-NV ở Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm của khu vực Nam Bộ.

4.3. Trên cơ sở khảo sát sơ bộ các công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

1) Trong số các công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Nam Bộ hiện có, về không gian thì phần đông các nghiên cứu tập trung vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ), miền Đông Nam Bộ chưa được chú ý nghiên cứu đúng mức. Mà ở miền Đông thì, đô thị hoá và những vấn đề có liên quan đang trở thành nóng bỏng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập hiện nay, chính nó đang làm cho khoảng cách giữa miền Đông và miền Tây ngày càng gia tăng.

2) Về bình diện nghiên cứu thì lâu nay, các vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều hơn là văn hoá - xã hội. Việc quan tâm nghiên cứu nhiều đến kinh tế là hoàn toàn đúng - "có thực mới vực được đạo". Song nếu nhớ rằng nhiều vấn đề kinh tế có nguyên nhân từ khía cạnh văn hoá - xã hội thì sẽ thấy việc đẩy mạnh nghiên cứu những khía cạnh này là cần thiết, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, khi mà nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

3) Nam Bộ là một mảnh đất rất phong phú về các tôn giáo, cũng là nơi có nhiều dân tộc cư trú. Trong đó có nhiều vấn đề tôn giáo và dân tộc rất phức tạp. Lĩnh vực này nhìn chung đã được quan tâm, nhưng chưa làm được bao nhiêu, còn rất nhiều vấn đề quan trọng hãy còn để ngỏ.
TÀI LIỆU TRICH DẪN

1. Báo cáo 2001: Trung tâm KHXH & NVQG. Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001: Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người. - H.: NXB CTQG, 155 tr.

2. Lê Anh Dũng 1996: Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. - Huế: NXB Thuận Hoá, 215 tr.

3. Lê Thông (Cb) 2004: Lê Thông (cb), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. - H.: NXB Đại học Sư phạm, 592 tr.

4. Lê Xuân Diệm & ngk 1995: Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải. Văn hoá Óc Eo: những khám phá mới. - H.: NXB KHXH, 472 tr.

5. Nguyễn Công Bình & ngk 1990: Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường. Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long. - H.: NXB KHXH, 452 tr.

6. TTNC KCH 1997: Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học. Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam. - H.: NXB KHXH, 601 tr.

7. Trần Văn Giàu và nnk (cb) 1987: Địa chí văn hoá Tp. Hồ Chí Minh, tập I (lịch sử). - NXB Tp.HCM, 453 tr.

8. Viện BTLS 1998: Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam & Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh. Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Tp. Hồ Chí Minh. - Tp.HCM, NXB Trẻ, 678 tr.

9. Viện KHXH tại Tp.HCM 1981: Thư mục đồng bằng sông Cửu Long (lưu hành nội bộ). - Thư viện KHXH Tp.HCM, 556 tr.

[1] PPP (Propotional Purching Power) - sức mua tương đương dựa trên giả định rằng 1 USD có sức mua ở VN tương đương như ở Mỹ.

[2] Chỉ số phát triển con người (HDI) được tính dựa trên ba thông số chính là sức khoẻ (thể chất), tri thức (trí tuệ) và thu nhập (kinh tế).

[3] http://www.most.gov.vn/b_hoat_dong_khcn/c_ct_khcn_cap_nn/e_de_tai/ de_tai_02/document_view

http://www.most.gov.vn/b_hoat_dong_khcn/c_ct_khcn_cap_nn/e_de_tai/ de_tai_03/document_view

http://www.most.gov.vn/b_hoat_dong_khcn/c_ct_khcn_cap_nn/ e_de_tai/copy_of_de_tai_03/document_view

[4] http://www.doste.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/news_detail.asp? period_id=1&cat_id=292&news_id=980#content

5- PHỤ LỤC I: Xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộ

Trên cơ sở Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 (số liệu năm 1999) [Báo cáo 2001: 118, 134], Phụ lục I cung cấp Bảng xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộ theo GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương PPP bằng USD) và Bảng xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộ theo số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân).
1- Bảng xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộ theo GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương PPP bằng USD)

Stt

Tỉnh /
thành phố

GDP bình quân đầu người(PPP, USD)

Xếp hạng HDI toàn quốc

Chỉ số HDI (phát triển con người)

Chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội)

Tuổi thọ (năm)

Tỷ lệ nhập học của các cấpgiáo dục (%)

Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%)

Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân)

1

Bà Rịa - VT

14470

1

0,749

0,58

74,3

70,5

92,6

1310

2

Tp. HCM

5209

3

0,796

0,66

75,7

77,1

94,0

3531

3

Bình Dương

2589

6

0,726

0,54

71,8

71,6

92,4

1174

4

Đồng Nai

2180

7

0,714

0,51

71,5

71,1

92,5

961

5

Kiên Giang

1660

21

0,678

0,47

72,1

57,6

88,4

391

6

Cà Mau

1619

20

0,680

0,46

71,1

56,4

92,2

386

7

An Giang

1602

38

0,653

0,46

69,8

54,3

85,4

552

8

Long An

1589

16

0,686

0,46

72,2

61,4

90,9

488

9

Cần Thơ

1577

24

0,670

0,46

70,8

60,2

87,9

884

10

Vĩnh Long

1506

13

0,695

0,45

73,3

68,3

90,1

556

11

Trà Vinh

1500

36

0,656

0,45

70,0

64,6

82,5

322

12

Tiền Giang

1461

18

0,684

0,45

72,5

62,4

90,8

439

13

Sóc Trăng

1443

37

0,654

0,45

69,6

58,6

86,7

205

14

Bến Tre

1410

27

0,668

0,44

70,0

64,2

89,7

449

15

Tây Ninh

1376

28

0,666

0,44

70,3

61,9

90,1

728

16

Bạc Liêu

1325

39

0,649

0,43

69,7

59,0

86,0

456

17

Đồng Tháp

1161

40

0,648

0,41

71,7

55,3

85,7

363

18

Bình Phước

861

47

0,632

0,36

69,7

61,6

88,2

332


2- Bảng xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộtheo số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân)
 

Stt Tỉnh /
thành phố
Số người có trình độ đại học trở lên(trên 10 vạn dân) Xếp hạng HDI toàn quốc Chỉ số HDI (phát triển con người) GDP bình quân đầu người (PPP, USD) Chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội) Tuổi thọ (năm) Tỷ lệ nhập học của các cấpgiáo dục (%) Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%)
1 Tp. HCM 3531 3 0,796 5209 0,66 75,7 77,1 94,0
2 Bà Rịa - VT 1310 1 0,749 14470 0,58 74,3 70,5 92,6
3 Bình Dương 1174 6 0,726 2589 0,54 71,8 71,6 92,4
4 Đồng Nai 961 7 0,714 2180 0,51 71,5 71,1 92,5
5 Cần Thơ 884 24 0,670 1577 0,46 70,8 60,2 87,9
6 Tây Ninh 728 28 0,666 1376 0,44 70,3 61,9 90,1
7 Vĩnh Long 556 13 0,695 1506 0,45 73,3 68,3 90,1
8 An Giang 552 38 0,653 1602 0,46 69,8 54,3 85,4
9 Long An 488 16 0,686 1589 0,46 72,2 61,4 90,9
10 Bạc Liêu 456 39 0,649 1325 0,43 69,7 59,0 86,0
11 Bến Tre 449 27 0,668 1410 0,44 70,0 64,2 89,7
12 Tiền Giang 439 18 0,684 1461 0,45 72,5 62,4 90,8
13 Kiên Giang 391 21 0,678 1660 0,47 72,1 57,6 88,4
14 Cà Mau 386 20 0,680 1619 0,46 71,1 56,4 92,2
15 Đồng Tháp 363 40 0,648 1161 0,41 71,7 55,3 85,7
16 Bình Phước 332 47 0,632 861 0,36 69,7 61,6 88,2
17 Trà Vinh 322 36 0,656 1500 0,45 70,0 64,6 82,5
18 Sóc Trăng 205 37 0,654 1443 0,45 69,6 58,6 86,7

6- PHỤ LỤC II: Số liệu tổng hợp của hai vùng Đông và Tây Nam Bộ so sánh với 8 vùng trong toàn quốc

Phụ lục II cung cấp các bảng xếp hạng theo tuổi thọ, theo theo GDP (tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người, theo Tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục, theo Tỷ lệ biết chữ của người lớn, và theo Số người có trình độ đại học trở lên.

1- Bảng xếp hạng theo tuổi thọ

Stt

Vùng

Chỉ số HDI (phát triển con người)

Tuổi thọ(năm)

GDP bình quân đầu người (PPP, USD)

Tỷ lệ nhập học của các cấp  giáo dục (%)

Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%)

Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân)

1

ĐB sông Hồng

0,723

73,7

1616

79,3

94,5

2430

2

Đông Nam Bộ

0,751

72,9

3809

69,5

92,1

1910

3

Tây Nam Bộ

0,669

71,1

1496

59,6

88,1

477

4

D.hải nam T.Bộ

0,676

70,7

1238

72,8

90,6

1045

5

Bắc Trung Bộ

0,662

70,2

939

75,2

91,3

830

6

Đông Bắc

0,641

68,2

941

70,2

89,3

951

7

Tây Bắc

0,564

65,9

695

59,9

73,3

563

8

Tây Nguyên

0,604

63,5

1102

65,2

83,0

627

 

TB toàn quốc

0,696

70,9

1860

69,8

90,3

1265

 

 

2- Bảng xếp hạng theo theo GDP (tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người

Stt

Vùng

Chỉ số HDI (phát triển con người)

Tuổi thọ (năm)

GDP bình quân đầu người (PPP, USD)

Tỷ lệ nhập học của các cấp  giáo dục (%)

 Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%)

Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân)

1

Đông Nam Bộ

0,751

72,9

3809

69,5

92,1

1910

2

ĐB sông Hồng

0,723

73,7

1616

79,3

94,5

2430

3

Tây Nam Bộ

0,669

71,1

1496

59,6

88,1

477

4

D.hải nam T.Bộ

0,676

70,7

1238

72,8

90,6

1045

5

Tây Nguyên

0,604

63,5

1102

65,2

83,0

627

6

Đông Bắc

0,641

68,2

941

70,2

89,3

951

7

Bắc Trung Bộ

0,662

70,2

939

75,2

91,3

830

8

Tây Bắc

0,564

65,9

695

59,9

73,3

563

 

TB toàn quốc

0,696

70,9

1860

69,8

90,3

1265

3- Bảng xếp hạng theo Tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục

Stt

Vùng

Chỉ số HDI (phát triển con người)

 Tuổi thọ (năm)

GDP bình quân đầu người (PPP, USD)

 Tỷ lệ nhập học của các cấp  giáo dục (%)

Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%)

Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân)

1

ĐB sông Hồng

0,723

73,7

1616

79,3

94,5

2430

2

Bắc Trung Bộ

0,662

70,2

939

75,2

91,3

830

3

D.hải nam T.Bộ

0,676

70,7

1238

72,8

90,6

1045

4

Đông Bắc

0,641

68,2

941

70,2

89,3

951

5

Đông Nam Bộ

0,751

72,9

3809

69,5

92,1

1910

6

Tây Nguyên

0,604

63,5

1102

65,2

83,0

627

7

Tây Bắc

0,564

65,9

695

59,9

73,3

563

8

Tây Nam Bộ

0,669

71,1

1496

59,6

88,1

477

 

TB toàn quốc

0,696

70,9

1860

69,8

90,3

1265

 4- Bảng xếp hạng theo Tỷ lệ biết chữ của người lớn

Stt 

Vùng 

Chỉ số HDI (phát triển con người) 

Tuổi thọ (năm) 

GDP bình quân đầu người (PPP, USD) 

Tỷ lệ nhập học của các cấp  giáo dục (%) 

Tỷ lệ biết chữ của  người lớn 
(%) 

Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân) 

1       

ĐB sông Hồng 

0,723 

73,7 

1616 

79,3 

94,5 

2430 

2       

Đông Nam Bộ 

0,751 

72,9 

3809 

69,5 

92,1 

1910 

3       

Bắc Trung Bộ 

0,662 

70,2 

939 

75,2 

91,3 

830 

4       

D.hải nam T.Bộ 

0,676 

70,7 

1238 

72,8 

90,6 

1045 

5       

Đông Bắc 

0,641 

68,2 

941 

70,2 

89,3 

951 

6       

Tây Nam Bộ 

0,669 

71,1 

1496 

59,6 

88,1 

477 

7       

Tây Nguyên 

0,604 

63,5 

1102 

65,2 

83,0 

627 

8       

Tây Bắc 

0,564 

65,9 

695 

59,9 

73,3 

563 

 

TB toàn quốc

0,696 

70,9 

1860 

69,8 

90,3 

1265

5- Bảng xếp hạng theo Số người có trình độ đại học trở lên

Stt 

Vùng 

Chỉ số HDI (phát triển con người) 

Tuổi thọ (năm) 

GDP bình quân đầu người (PPP, USD) 

Tỷ lệ nhập học của các cấp  giáo dục (%) 

Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%) 

Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân) 

1    

ĐB sông Hồng 

0,723 

73,7 

1616 

79,3 

94,5 

2430 

2    

Đông Nam Bộ 

0,751 

72,9 

3809 

69,5 

92,1 

1910 

3    

D.hải nam T.Bộ 

0,676 

70,7 

1238 

72,8 

90,6 

1045 

4    

Đông Bắc 

0,641 

68,2 

941 

70,2 

89,3 

951 

5    

Bắc Trung Bộ 

0,662 

70,2 

939 

75,2 

91,3 

830 

6    

Tây Nguyên 

0,604 

63,5 

1102 

65,2 

83,0 

627 

7    

Tây Bắc 

0,564 

65,9 

695 

59,9 

73,3 

563 

8    

Tây Nam Bộ 

0,669 

71,1 

1496 

59,6 

88,1 

477 

  

TB toàn quốc 

0,696 

70,9 

1860 

69,8 

90,3 

1265 

7- TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NAM BỘ

1. Báo cáo 2000. Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000: Việt Nam tấn công nghèo đói.

2. Báo cáo 2001: Trung tâm KHXH & NVQG. Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001: Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người. – H.: NXB CTQG, 155 tr.

3. Báo cáo 2002. Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới 2002. Toàn cầu hoá, tăng trưởng và nghèo đói. Xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập. Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội,.

4. Bùi Đức Tịnh 1999: Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ. – NXB Văn nghệ Tp. HCM, 106 tr.

5. Bùi Thị Kim Quỳ 2000. Nghĩ về bước trưởng thành của Giáo hội Thiên chúa Việt Nam trong lòng dân tộc// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, tr.603-611.

6. Cách mạng ruộng đất 1985: Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam. Nxb KHXH, Hà Nội.

7. Cao Tự Thanh 1998. Văn học Hán- Nôm ở Gia Định// Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, tập II: Văn học- Báo chí- Giáo dục, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

8. Cao Thanh Tân 1999. Kinh Vĩnh Tế- một tầm nhìn chiến lược// Tạp chí Xưa và Nay, số 61B, 3/1999.

9. Cửu Long Giang, Toan Ánh 1967. Người Việt Đất Việt. Sài Gòn, Nam Chi Tùng Thư.

10. Đại Nam nhất thống chí. Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, 1973.

11. Đặng Nghiêm Vạn (cb) 1995: Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài. – H.: NXB KHXH, 276 tr.

12. ĐHQG Tp.HCM 2001. Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Hiện trạng và giải pháp. Nxb Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.

13. ĐHQG Tp.HCM 2002: Đề án xây dựng đội ngũ giai đoạn 2002-2007. - Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8-2002, 23 tr. + 15 bảng.

14. ĐHQG Tp.HCM 2004: Báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2004-2005. - Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10-2004, 18 tr. + x tr. phụ lục.

15. Đinh Văn Hạnh 1999: Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của người Việt Nam Bộ (1867-1975). – Tp.HCM, NXB Trẻ, 357 tr.

16. Đinh Văn Liên 2000. Vai trò của kinh Vĩnh Tế trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất An Giang trong lịch sử. // Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội,. tr. 419-423.

17. Đỗ Minh Cương 1998: Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và công nghệ. – H.: NXB CTQG.

18. Đỗ Quang Hưng (cb) 2001: Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ. – H.: NXB KHXH, 431 tr.

19. Đồng Tân 1967, 1972: Lịch sử Cao Đài đại đạo tam kỳ phổ độ. SG: Cao Hiên xb, quyển 1: 1967; quyển 2: 1972.

20. Hà Phú Hương 1967. Vấn đề xuất khẩu lúa gạo Nam Bộ qua các giai đoạn lịch sử. Nghiên cứu kinh tế, số 40-1967.

21. Hồ Bá Thâm 2003: Văn hoá Nam Bộ: vấn đề và phát triển. – H.: NXB VH-TT, 237 tr.

22. Hội văn nghệ 2004: Hội văn nghệ dân gian Việt Nam & Trường ĐH Cần Thơ. Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hoá văn nghệ dân gian Nam Bộ. – H.: NXB KHXH, 531 tr.

23. Huỳnh Hữu Uy 1990. Mỹ thuật Sài Gòn từ đầu thế kỷ đến năm 1975// Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Huỳnh Lứa (chủ biên) 1987. Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Huỳnh Lứa 2000: Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. – NXB KHXH, 428 tr.

26. Huỳnh Lứa. Kênh Vĩnh Tế với công cuộc phát triển kinh tế –xã hội vùng đất Châu Đốc- Hà Tiên//

27. Huỳnh Minh 1967. Vĩnh Long xưa và nay. Cánh Bằng xuất bản, Sài Gòn.

28. Huỳnh Ngọc Trảng & nnk 1987: Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Hảo, Phan Thị Yến Tuyết. Người Khơ-me tỉnh Cửu Long. – Sở VH-TT tỉnh Cửu Long xb, 271 tr.

29. Huỳnh Ngọc Trảng & nnk 1993: Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Hồ Tường. Đình Nam Bộ: tín ngưỡng và nghi lễ. – NXB Tp.HCM, 307 tr.

30. Huỳnh Ngọc Trảng, Đỗ Duy Ngọc. Nghệ thuật chạm khắc gỗ thành phố Hồ chí Minh// Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, tập III.

31. Huỳnh Ngọc Trảng. Các hình thức diễn xướng dân gian ở Gia Định- Sài Gòn. // Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1989.

32. Huỳnh Quốc Thắng 2003: Lễ hội dân gian ở Nam Bộ (khía cạnh giao tiếp văn hoá dân tộc). – H.: Viện văn hoá & NXB VH-TT, 385 tr.

33. Huỳnh Thị Mỹ Đức 2000. Về mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua hoạt động du lịch// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, tr.132-136.

34. Khoa lịch sử 2005: Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tác động của những nhân tố văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (bản vi tính). – Tp.HCM, tháng 1-2005, 245 tr.

35. Khoa ngữ văn 1997: Khoa ngữ văn ĐH Cần Thơ. Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long. – NXB Giáo dục, 492 tr.

36. Lê Anh Dũng 1996: Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. – Huế: NXB Thuận Hoá, 215 tr.

37. Lê Anh Trà (cb) 1984: Mấy đặc điểm văn hoá đồng bằng sông Cửu Long. – H.: Viện văn hoá, 277 tr.

38. Lê Bá Thảo. Địa lý đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Đồng Tháp, 1986.

39. Lê Bá Thảo. Thiên nhiên Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1990.

40. Lê Bá Thảo. Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý. Nxb Thế Giới, Hà Nội, 1998.

41. Lê Giang, Lư Nhất Vũ. Dân ca Nam Bộ: Cửu Long, Bến Tre, Kiên Giang…, 1985.

42. Lê Hồng Liêm. Văn hoá người Hoa- một nét văn hoá đặc sắc của Thành phố Hồ Chí Minh// Sài Gòn- Tp. Hồ Chí Minh thế kỷ XX. Những vấn đề lịch sử văn hoá. Nxb Trẻ, TP.HCM, 2000, tr. 313-322.

43. Lê Hương. Người Việt gốc Miên. Sài Gòn, 1969.

44. Lê Hương. Sử liệu Phù Nam. Sài Gòn, Nguyên Nhiều, 1974.

45. Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục. NXB KHXH, Hà Nội, 1977.

46. Lê Thông (Cb) 2004: Lê Thông (cb), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. – H.: NXB Đại học Sư phạm, 592 tr.

47. Lê Trọng Ân 2004: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (đề tài khoa học cấp trường). - Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12-2004, 46 tr.

48. Lê Trung Hoa 1991: Địa danh ở Tp. Hồ Chí Minh. – H.: NXB KHXH, 189 tr.

49. Lê Trung Hoa 2002: Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học. – NXB KHXH, 194 tr.

50. Lê Văn Năm. Vài nét về thị trường tiêu thụ lúa gạo Việt Nam vào giữa hai thế chiến thứ nhất và thứ hai // Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr. 200-209.

51. Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995: Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải. Văn hoá Óc Eo: những khám phá mới. – H.: NXB KHXH, 472 tr.

52. Lê Xuân Diệm. Về kênh đào Vĩnh Tế xưa // Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr. 376-385.

53. Li Tana. Xứ Đàng trong . Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

54. Lữ Phương. Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1981.

55. Lý Tùng Hiếu, Phú Văn Hẳn. Đời sống văn hoá của người Chăm Tp. Hồ Chí Minh hiện trạng và vấn đề// Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh thế kỷ XX. Những vấn đề lịch sử – văn hóa. Nxb Trẻ, TP HCM, 2000, tr. 372-375.

56. Mạc Đường. Kênh Vĩnh Tế một suy nghĩ về sự phát triển// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr. 372-375.

57. Mạc Đường. Khoa học xã hội trong tầm nhìn nghiên cứu vấn đề đói nghèo // Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr. 210-225.

58. Melic Gaicado N.N. Vai trò chính trị của giới tu sĩ Phật giáo ở miền Nam Việt Nam// Mấy vấn đề lịch sử tư tưởng Việt Nam. Viện Triết học, Hà Nội, 1986.

59. Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam. Hà Nội, 1997.

60. Nam Bộ xưa và nay. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

61. Ngô Văn Doanh. Văn hoá Champa. Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1994.

62. Ngô Văn Lệ (cb) 2003: Khoa học Xã hội và Nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - TP. HCM: NXB Tp. Hồ Chí Minh.

63. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp. Thực trạng kinh tế – xã hội và những biện pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.

64. Nguyễn Công Bình & ngk 1990: Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường. Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long. - H.: NXB KHXH, 452 tr.

65. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường. Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. Nxb KHXH, Hà Nội, 1990.

66. Nguyễn Đăng Duy 1997: Văn hoá tâm linh Nam Bộ. – NXB Hà Nội, 334 tr.

67. Nguyễn Đình Đầu. Chế độ công điền, công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh. Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội, 1992.

68. Nguyễn Hiến Lê. Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười. Sài Gòn, Nguyễn Hiến Lê, 1954.

69. Nguyễn Hữu Hiếu 1997: Nam Kỳ cố sự (chuyện kể Nam Bộ). – NXB Đồng Tháp, 359 tr.

70. Nguyễn Hữu Hiếu 2004a: Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết. – H.: NXB KHXH, 282 tr.

71. Nguyễn Hữu Hiếu 2004b: Tìm hiểu văn hoá tâm linh Nam Bộ. – NXB Trẻ, 167 tr.

72. Nguyễn Kiên Trường. Địa danh biên giới Tây Nam và những dữ liệu cơ bản để nghiên cứu hoạch định, xây dựng đường biển// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr.897-911.

73. Nguyễn Khắc Cảnh 1998: Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. – H.: NXB Giáo dục, 222 tr.

74. Nguyễn Khắc Ngữ . Mẫu hệ Chăm. Nhà in Thế giới, 1966.

75. Nguyễn Mạnh Cường 2002: Vài nét về người Khmer Nam Bộ. – H.: NXB KHXH, 451 tr.

76. Nguyễn Minh Hòa 1995: Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa ở Tp. Hồ Chí Minh. – T/c Thông tin lý luận, số 10, tr. 20-24.

77. Nguyễn Nghị. Kênh Vĩnh Tế và kênh đào tại Nam Bộ // Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr.403-408.

78. Nguyễn Phan Quang. Góp thêm tư liệu Sài Gòn – Gia Định từ 1895-1945. Nxb Trẻ, TPHCM,1998.

79. Nguyễn Phương Thảo 1994: Văn hoá dân gian Nam Bộ: những phác thảo. – NXB Giáo dục, 277 tr.

80. Nguyễn Quảng Tuân, Huỳnh Lứa, Trần Hồng Liên. Những ngôi chùa ở Nam Bộ. Nxb Thành phố HCM, 1994.

81. Nguyễn Quới. Vĩnh Long- nhìn từ góc độ nghiên cứu phát triển.// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội,2000, tr.497-503.

82. Nguyễn Thế Anh. Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn. Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1971.

83. Nguyễn Thế Anh. Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ. Sài Gòn, 1970.

84. Nguyễn Thế Nghĩa (chủ biên). Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội,2000.

85. Nguyễn Thị Hoài Hương. Vài nét về việc thành lập làng ở An Giang// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr. 515-519.

86. Nguyễn Thu Hương. Hoạt động khai hoang sản xuất do Nhà nước tổ chức thực hiện ở Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX.// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr.504-514.

87. Nguyễn Thu Vân. Việc hình thành các đồn điền trong công cuộc khai phá vùng đất An Giang trong lịch sử.// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr.520-524.

88. Nguyễn Trọng Chuẩn và tập thể tác giả. Tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công cuộc đổi mới. Nxb KHXH, Hà Nội, 1991.

89. Nguyễn Văn Huy. Người Hoa tại Việt Nam (bản dịch tiếng Việt). Paris, 1998.

90. Nguyễn Văn Luận. Người Chàm Hồi giáo ở miền Tây Nam phần Sài Gòn, Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên, 1974.

91. Nguyễn Văn Siêu. Phương đình dư địa chí (bản dịch Ngô Mạnh Nghinh), Tự Do xuất bản, Sài Gòn, 1960.

92. Nguyễn Văn Ái. Sổ tay phương ngữ Nam Bộ. Nxb Cửu Long, 1987.

93. Nguyễn Văn Diệu. Mấy vấn đề suy nghĩ về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr. 125-131.

94. Nguyễn Văn Diệu. Phum,sóc Khmer- Vùng châu thổ sông Cửu Long – Truyền thống và hiện đại. // Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr.465-487.

95. Nguyễn Văn Hầu 1968: Nhận thức Phật giáo Hoà Hảo. – SG: Hương Sen xb, 310 tr.

96. Nguyễn Văn Hầu 2002: Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, 2 tập. – Tp. HCM: NXB Trẻ, 361+429 tr.

97. Nguyễn Văn Hầu. Nửa tháng trong miền Thất Sơn . Sài Gòn, Hương Sen, 1970.

98. Nguyễn Văn Hầu. Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang. Hương Sen xuất bản, Sài Gòn, 1972.

99. Nguyễn Văn Tài 2003: Đề án chiến lược phát triển khoa học công nghệ “Những vấn đề xã hội – nhân văn khu vực Nam Bộ (bản vi tính). – Tp. HCM: 2003, 35 tr.

100. Nguyễn Văn Tài và CTV. Di dân tự do nông thôn – thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí MInh, 1998.

101. Nguyễn Văn Tài. Di dân tự do nông thôn – thành thị: Kinh nghiệm thế giới và những giải pháp thiết thực cho Thành phố Hồ Chí Minh// Phát triển khoa học & Công nghệ, Tập1, số 2+3, 1998.

102. Nguyễn Văn Tài. Di dân tự do và vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh// Sài Gòn- TP. Hồ Chí Minh thế kỷ XX. Những vấn đề lịch sử – văn hóa. NXb Trẻ, TPHCM, 2000, tr.337-349.

103. Phạm Bích Hợp 2005: Nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm tâm lý người Việt ở Nam Bộ và tôn giáo bản địa. ĐTĐL-2003/16.

104. Phan An, Võ Công Nguyện. Hoạt động thương mại của người Chăm xưa và nay// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr. 685-694.

105. Phan Quang 1985: Đồng bằng sông Cửu Long. – NXB Cửu Long & NXB Mũi Cà Mau, 395 tr.

106. Phan Thành Tài. Công cuộc khai khẩn vùng đất Hà Tiên và Chiêu Anh các//250 năm Tao đàn Chiêu Anh các . Sở Văn hoá và thông tin Kiên Giang,1987.

107. Phan Thị Yến Tuyết (chủ biên). Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam Bộ. Nxb Trẻ, 2002.

108. Phan Thị Yến Tuyết 1993: Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. – H.: NXB KHXH, 371 tr.

109. Phan Thị Yến Tuyết. Truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng bào Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long. // Những vấn đề dân tộc học ở miền Nam Việt Nam, t.2, q.1, tr.169-201.

110. Phan Văn Dốp. Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam (Luận án PTS), Viện KHXH tại TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

111. Phan Xuân Biên, Phan An. Văn hoá Chăm. Nxb KHXH, Hà Nội, 1991.

112. Phú Văn Hẳn. Người Chăm và sự hoà nhập văn hóa // Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr.632-639

113. Sơn Nam 1974/1997: Cá tính miền Nam, in lần 2. – Tp.HCM: NXB Trẻ, 128 tr. (xuất bản lần đầu: SG, Đông Phố, 1974).

114. Sơn Nam 1992: Văn minh miệt vườn. – H.: NXB Văn hoá, 221 tr.

115. Sơn Nam. Bến Nghé xưa. Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1981.

116. Sơn Nam. Đất Gia Định xưa. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

117. Sơn Nam. Hương rừng Cà Mau. Sài Gòn, Lá Bối, 1967.

118. Sơn Nam. Lịch sử An Giang. Nxb Tổng hợp an Giang, 1988.

119. Sơn Nam. Lịch sử khẩn hoang miền Nam. Nxb Trẻ, 1998.

120. Tạp chí VH-NT 1997: Văn hoá nghệ thuật Nam Bộ. – H.: Tạp chí VH-NT & NXB VH-TT, 491 tr.

121. Tôn Nữ Quỳnh Trân. Tiến trình đào kênh Vĩnh Tế (1819-1824)// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr.409-413.

122. Tôn Nữ Quỳnh Trân (cb) 1999: Văn hoá làng xã trước sự thách thức của đô thị hoá tại Tp. Hồ Chí Minh. – Tp.HCM: NXB Trẻ, 272 tr.

123. Tsai Maw Kuey. Người Hoa ở miền Nam Việt Nam (bản dịch tiếng Việt). Paris, 1968.

124. TTNC ĐNA 1996: Đô thị hoá tại Việt Nam và Đông Nam Á. – NXB Tp.HCM, 297 tr.

125. TTNC KCH 1997: Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học. Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam. – H.: NXB KHXH, 601 tr.

126. TTNC Tâm lý DT 2000: Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ. - NXB Tp.HCM, 281 tr.

127. TTNC VN-ĐNA 2000: Văn hoá Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á. – NXB ĐHQG Tp.HCM, 316 tr.

128. Thạch Phương, Hồ Lê, Hùnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh 1992: Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh. Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ. – H.: NXB KHXH, 271 tr.

129. Thái Công Tụng. Đất đai miền châu thổ sông Cửu Long. Sài Gòn, 1972.

130. Thái Văn Chải, Trần Thanh Pôn. Người Khmer thành phố với mối quan hệ với bên ngoài.- 1999.

131. Thành tựu 2000: Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, tr.397-402

132. Trần Hồng Liên. Những biến đổi của Phật giáo Việt Nam 20 năm qua//Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr. 612-619.

133. Trần Hồng Liên. Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam. Nxb KHXH, 1995.

134. Trần Minh Tân. Đồn điền, một trong nửa yếu tố hình thành làng xã Nam Bộ//Khoa học xã hội, số 29, 1996.

135. Trần Ngọc Định. Kênh Vĩnh Tế và vấn đề trị thuỷ, thủy lợi, cân bằng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long.// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr. 414-418.

136. Trần Quốc Vượng. Suy nghĩ đôi điều về văn hoá Việt Nam (trong sự đối sánh với văn hóa Trung Quốc)// Dân tộc học, số 1, 1980.

137. Trần Quốc Vượng. Về những nhân tố tự nhiên- số dân- kỹ thuật- ý thức trong văn minh nông nghiệp Việt Nam.// Khảo cổ học, số 2, 1983.

138. Trần Thị Bích Ngọc. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc (1862-1945).// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr.525-543.

139. Trần Thị Ngọc Lang. Phương ngữ Nam Bộ. Nxb KHXH, Hà Nội, 1995.

140. Trần Văn Bính (chủ nhiệm) 2005: KX.05.04. Đời sống văn hoá và xu hướng phát triển văn hoá một số dân tộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH (giai đoạn 2001-2005)

141. Trần Văn Giàu và nnk (cb) 1987: Địa chí văn hoá Tp. Hồ Chí Minh, tập I (lịch sử). – NXB Tp.HCM, 453 tr.

142. Trần Văn Giàu. (chủ biên). Địa chí văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh, 3 tập, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.

143. Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí. Nhà Văn hoá Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, Sài Gòn, 1972.

144. Trương Thị Minh Sâm. Kênh Vĩnh Tế- Điểm tựa lịch sử của chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long// Những thành tựu nghiên cứu khoa học. Nxb KHXH, Hà Nội, 2000, tr.388-396.

145. Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước. Báo cáo điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội, 1986.

146. Văn hoá Óc Eo và các nền văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long. Long Xuyên, 1984.

147. Viện Dân tộc học (chủ biên). Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam). Nxb KHXH, Hà Nội, 1984.

148. Viện BTLS 1998: Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam & Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh. Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Tp. Hồ Chí Minh. – Tp.HCM, NXB Trẻ, 678 tr.

149. Viện Kinh tế TPHCM. Báo cáo kết quả điều tra di dân tự do vào TPHCM. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.

150. Viện KHXH tại Tp.HCM, Sở Văn hoá thông tin TPHCM. Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh thế kỷ XX. Những vấn đề lịch sử – văn hoá . Nxb Trẻ, 2000.

151. Viện KHXH tại Tp.HCM 1981: Thư mục đồng bằng sông Cửu Long (lưu hành nội bộ). – Thư viện KHXH Tp.HCM, 556 tr.

152. Vũ Huy Phúc. Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XXI. Nxb KHXH, Hà Nội, 1979.

153. Vũ Hy Chương (chủ biên). Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

154. Vùng kinh tế 2004: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: những vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội. – Trường ĐH KHXH&NV và NXB TH Tp.HCM, 404 tr.

155. Vương Hồng Sển. Sài Gòn năm xưa. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1955.

156. About Pierre- Edmond. Indochine: Cochinchine, Annam, Cambodge, Laos, Paris, Societé d’Ed. Geographiques, maritimes et coloniales,1931.

157. Aliot Paul, Bouvard pierre. Précis de geographie ganerale de L’Indochine Francaise. Saigon, Albert Portail, 1916.

158. A Program for the Mekong Delta Development. Saigon, Joint Development Group, 1967.

159. Area hanbook for South Vietnam. Washington, US. Government Printing Office, 1966.

160. Aurillac. Cochinchine. Paris, Challamel Ainé,1870.

161. Baurac J. C. La Cochinchine et ses habitants. Provinces de l’Ouest. Saigon, Impr. Commerciale Rey. Curiel et Cie, 1894.

162. Bernard Paul, Le problème économoque Indochinois, Paris, 1934.

163. Bonhoure E. L’Indo-chine. Paris, A. Challamel, 1906.

164. Castagnol E.M. Problèmes du sol et l’utilisation des terre en Indochine. Saigon, Impr. D’Extreme- Oùrient, 1951.

165. Cochinchine. Saigon, Ed. P. Gastaldy, 1930

166. D.Bouche. Histoire de la colonosation francaise, t.II, Paris, 1994.

167. G.Maspero. Vương quốc Champa. Paris- Bruxelles, 1928.

168. Garchey Henry. Hots ethniques dans la vallée basse du Mékong.Extrême Asic, 1961, No 88.

169. Gourou Pierre. La terre ét l’ homme en Extrême Orient. Paris, Libr.Colin, 1947.

170. Jacob.Ch. La géologie de l’Indochine. Hà nội, Impr. D’Extrême- Orient,1922.

171. Jean Raoul Clémentin. Nội dung chính trị của các thể chế Thiên chúa giáo ở Việt Nam// Les temp modernes.1963, tr. 2247-2275.

172. Lafargue Jean- André. L’ Immigration chinoise en Indochine. Paris, Henri Jouve, 1909.

173. Lanessan J.L. L’Indochine francaise. Paris, Felix Alean, 1889

174. Lê Thành Khôi. Le Vietnam, histoire et civillisation. Paris, 1955.

175. Jansé Olov. Vietnam, carrefour de peuples et de civilisations. France- Asie,1961, N0 165, p.1646-1670.

176. L’Indochine francaise. Paris, Impr. Nouv. Belfort.

177. L’Inondation du Mékong, desastre national au Vietnam. Extrême Asie,1961,N0 114, p4; N0 115, p.6.

178. Malleret Louis. L’Cochinchine, terre inconue. BSEI, 1943, N0 3, p.9-28.

179. Malleret Louis. À la reserche de Prei- Nokor// Bulletin de la societé des etudes Indochinoises. Tome X, No.4, 1935.

180. Malleret Louis. L’archéologie du delta du Mékong. Paris, Ecole francaise d’extrême – Orient, 1960.

181. Mare Henry, Cony Pierre. L’Indochine francaise. Paris, Ed. France- Empire, 1946.

182. Masson André. Histoire de l’Indochine. Paris, Presses Universitaires de France, 1950.

183. Migration, Human Resource, Employment and Urbanization in Ho Chi Minh City. National Political Publishing House, Hanoi, 1996.

184. Moormann F.R. The Soils of the Republic of Vietnam. Saigon, Ministry of Agriculture, 1961.

185. Monographie de la province Châu Đốc. Sài Gòn, 1902.

186. P. Bernard. Nouveaux aspects du problème économique Indochinois. Paris, 1937.

187. Ropequain Charles. L’évolution économique de l’Indochine francaise. Paris, 1939.

188. Ropequain Charles. L’Indochine. Paris, Libr. A, Colin, 1952

189. Russier Henri. L’Indochine francaise. Hải Phòng- Hà Nội, Impr. D’Extrême Orient, 1931.

190. Salles A. Le mémorie sur la Cochinchine de J.B. Chaigneau. BAVH,1923, N 2, p.251-283

191. Salaun Louis. L’Indochine. Paris, Impr.Natioale,1903.

192. Savani A.M. Visage et Images du Sud Vietnam. Saigon, Impr. Francaise d’Outre Mer,1955.

193. Schaaf Hart C, Flifield Russel A. The Lower Mekong. New York,1963.

194. Schreiner Alfred. Les institutions anammite en Basse- Cochinchine avant la conquête francaise. Saigon, Claude Cie Impr. – Ed. 1900.

195. Teston Eugène, Percheron Maurice. L’Indochine moderne. Encyclopédie administrative, touristique, artistique et économique. Paris, Libr.de France, 1931.

196. Tuelìeres Roger. Les paysans vietnamiens et la reform rurale au Vietnam. Bordeaux.

197. Thái Công Tụng. Natural Environment and Land Use in South Vietnam. Saigon, Directorate of Agricultural Research, 1966.

198. Thái Công Tụng. Introduction to Rice alluvial Soils and the Use of Chemical Fertilizers in Rice Production in South Vietnam. Sài Gòn, 1970.

199. Y. Henry. Economie agricole de l’Indochine. Hanoi, 1932.

200. Y. Henry, M. Devisme. Document de demographie et rizculture en Indochine. Hanoi, 1928.